Những kiến thức chung về Quy Nhơn

Diện tích: 286 km²
Dân số: 271 nghìn người (2008)
Đơn vị hành chính:
– Phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu
– Xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải, Phước Mỹ
Quy Nhơn là thành phố tỉnh lị tỉnh Bình Định.



Vị trí địa lý

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước, phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp huyện Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.

Điều kiện tự nhiên

Thành phố Quy Nhơn đa dạng về địa hình; bao gồm đồi núi (như núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (khu vực đèo Cù Mông), biển (đường bờ biển dài 42km), sông, đầm (đầm Thị Nại), hồ, bán đảo (bán đảo Phương Mai) và đảo (đảo Nhơn Châu – Cù lao xanh). Vùng biển Quy Nhơn có tài nguyên sinh vật biển phong phú với nhiều loại đặc sản quí có giá trị kinh tế cao.

Về khí hậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 – 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,5°C. 

Lịch sử  

Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa từ thế kỷ 11. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho thành lập phủ Hoài Nhơn gồm đất 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, quy tụ cư dân của nhiều vùng miền khác nhau đến đây khai phá. Đến năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đã đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn (có địa giới tương ứng với Bình Định hiện nay).

Ngày nay Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại II, với ưu thế về vị trí địa lý, có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển. Quy Nhơn được xác định là một trong ba trung tâm thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ (cùng với Đà Nẵng và Nha Trang).

Tiềm năng kinh tế, du lịch


Vùng biển Quy Nhơn đẹp bởi vẻ hoang sơ, nước biển xanh và cát trắng. Đến với biển Quy Nhơn, hình ảnh thường bắt gặp là những chiếc thuyền nan trên bãi cát. Không khí nơi đây thật dễ chịu, trong lành và tinh khiết. Quy Nhơn trở thành thành phố biển, trung tâm nghỉ mát, tham quan, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.

Đến với thành phố Quy Nhơn du khách có thể thăm khu di tích tưởng niệm nhà thơ Hàn Mặc Tử trong khuôn viên rừng dương thoáng đãng và đến thắp nén hương tưởng nhớ thi sỹ với những bài thơ bất hủ; chiêm ngưỡng tháp Đôi – một trong những tháp vào loại đẹp và đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc Chămpa; vãn cảnh chùa Long Khánh – một trong hai ngôi chùa có niên đại cổ kính nhất ở Bình Định. Nếu là người yêu thiên nhiên hãy ghé thăm Ghềnh Ráng – một bức tranh sơn thủy hữu tình hiếm nơi nào có được; và thăm bán đảo Phương Mai với một hệ thống núi đá xen kẽ những đồi cát chạy dài ra biển.

Giao thông

Quy Nhơn nằm cách Hà Nội 1.065km, thành phố Hồ Chí Minh 690km và thành phố

Quy Nhơn có cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển lớn nhất nước (dài 6.960m) nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội).Pleiku 176km. Quy Nhơn có cảng Quy Nhơn và sân bay Phù Cát (cách trung tâm thành phố 27km). Vietnam Airlines có các chuyến bay TP.HCM – Quy Nhơn (7 chuyến/tuần) và Hà Nội – Quy Nhơn (3 chuyến/tuần).

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.